Kỹ thuật làm bông cho cây sầu riêng

Giới thiệu về cây sầu riêng

Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio)(tiếng Anh: durian) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae),[3][4] (mặc dù một số nhà phân chiếc học đặt Durio vào một họ hiếm hoi, Durionaceae[3]), được biết tới phổ thông tại Đông Nam Á.

Quả sầu riêng được rộng rãi đứa ở Đông Nam Á xem như là"vua của những mẫu trái cây". Nó với đặc điểm là kích thước béo, mùi mạnh, và phổ quát gai nhọn xung quanh vỏ. Quả với thể đạt 30 xentimét (12 in) chiều dài và 15 xentimét (6 in) các con phố kính, thường nặng 1 tới ba kilogram (2 tới 7 lb). Tùy thuộc vào từng loài nhưng quả sở hữu hình trạng trong khoảng thon đến tròn, màu vỏ trong khoảng xanh lục đến nâu, màu thịt quả từ vàng nhạt tới đỏ.

làm thịt quả với thể ăn được, và tỏa ra một mùi đặc trưng, nặng và nồng, ngay cả khi vỏ quả còn nguyên. 1 số người thấy sầu riêng sở hữu một mùi thơm ngọt ngào thoải mái, mà 1 số kì cục không chịu nổi và khó tính mang cái mùi này. Mùi hương của sầu riêng tạo nên những bức xúc từ mê mẫn cho đến ghê tởm mãnh liệt, và được biểu thị như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống. do mùi của sầu riêng ám rất lâu bởi thế nó bị cấm với vào 1 số khách sạn và phương tiện liên lạc công cộng ở Đông Nam Á.

Sầu riêng sở hữu nguồn gốc từ Đông Nam Á, được quả đât phương Tây biết đến khoảng 600 năm. Vào thế kỷ XIX, nhà thiên nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace đã biểu đạt giết thịt của nó như là"một món trứng sữa nồng hương vị hảo hạng hạnh nhân". với thể ăn thịt quả ở những độ chín khác nhau, và được dùng để tạo hương vị cho phổ quát mẫu món ngọt và món mặn trong ẩm thực Đông Nam Á. Hạt của sầu riêng cũng mang thể ăn được sau lúc nấu chín.Và sở hữu thể gây đầy khá

có 30 loài Durio được xác định, chí ít 9 loài trong số ấy với quả ăn được. Durio zibethinus là loài duy nhất thành lập quốc tế: những loài khác được bán tại các khu vực địa phương của chúng. có hàng trăm giống sầu riêng; phổ biến quý khách chỉ thích những giống một mực được bán giá cao trên thị trường.

Chào bà con và các bạn, cách đây 3 năm tôi có viết 1 bài về làm bông rồi, tuy nhiên bài còn chung chung, những người mới làm khó áp dụng, một phần ngày đó còn non tay nên nhiều vấn đề chưa hợp lý lắm. Trong hội ta nhiều người rất giỏi, vì thế bài này cũng chỉ chia sẻ với người chưa biết, rất mong nhận nhiều góp ý chân thành từ phía bà con. Những chia sẻ mang tính tư lợi hoặc PR sản phẩm nào đó thì xin xa xa tôi tí nhé. Hjhjhjh.
Như bài trước đã nói, để làm bông, làm trái hiệu quả cần 1 quá trình dài, từ sau thu hoạch. Mỗi cơi đọt đều đóng vai trò quan trọng nhất định trong cả quá trình.Tùy vùng miền, tùy tuổi cây, tùy giống cây mà cây có 1,2,3 cơi đọt từ sau thu hoạch đến lúc làm bông vụ sau.
Các bước cần làm sau thu hoạch :
-1 tỉa cành. Tỉa cành yếu, cành sâu bệnh, cành khô, cành nhỏ và tay lông. Với cây suy nặng thì không nên tỉa tay lông, vì lá trong tay lông góp phần quang hợp chuyển đổi chất nuôi cây, nếu tỉa hết cây sẽ suy hơn, khó phục hồi hơn.
-2 Phun thuốc gốc đồng để rửa vườn như Coc 85, Norshield, champion, hoặc dùng vôi 7 kg/ phi 200l. Phun kỹ thân cành lá để diệt rong rêu và nấm bệnh.
-3 rải vôi, mỗi gốc rải khoảng 2-3 kg vôi cục để cho rã ra thành vôi bột. Rải vôi có tác dụng sát trùng, hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh và tăng PH giúp cây hấp thụ NPK cao hơn. 2 và 3 có thể làm cùng lúc.
-4 Bón phân hữu cơ. Sau khi rải vôi tầm 7-10 ngày nên bón các loại phân hữu cơ tự ủ như phân bò, phân dê, phân gà, trấu cà phê… Mỗi gốc khoảng 20-30 kg. Hoặc cộng thêm phân trùn quế, phân gà nhập khẩu dạng viên, phân hữu cơ các loại trong nước 5-15 kg. Bổ sung thêm lợi nấm , lợi khuẩn như Trichoderma, các loại EM dạng nước…
-5 Hu mic hòa nước tưới hoặc trộn phân hóa học 100- 200 g / 1 cây.
-6 Bón phân hóa học. Sau khi bón hữu cơ tầm 5-7 ngày cho bón phân hóa học 16-16-8 + TE 2-3 kg / cây. Phun lá 30-10-10 TE + Humic 200g / phi 200 l. Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
Cơi 1 là cơi phục hồi cây sau thu hoạch, cơi này thường ra rất mạnh, tuy nhiên một số cây nhiều trái, cây suy thì không ra hoặc ra chậm, những dạng cây này cần chăm sóc đặc biệt.
- Cần kiểm tra phát hiện sớm để phun phòng trừ rầy xanh và rầy bông.
Cơi 2.
Khi cơi 1 già chuẩn bị ra cơi 2 thì bón phân với hàm lượng lân cao nhằm giúp lá dày, cuốn ngắn, mập, hạn chế tối đa việc rụng lá sau này. Dùng NPK 15.15.15 + DAP với tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-3 kg/cây. Phun phân bón qua lá 30-10-10 TE + Super humic 200g/phi200l. Phun 2 lần, lần sau không cần dùng Humic nữa.
-Cần kiểm tra phát hiện sớm để phun phòng trừ rầy xanh và rầy bông.
Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì bắt đầu bón phân . Xử dụng phân có hàm lượng lân và kali cao nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn. DAP + kali (k2so4) tỉ lệ 1 :1, liều lượng từ 2-4 kg/cây. Hoặc 12.18.18.TE, liều lượng 2-4 kg/cây. Hoặc 5 kg Super lân + 1 kg Kali ( K2so4)
Bón phân lần 3, bón ở gốc kết hợp MKP phun ướt toàn lá với liều lượng 2kg/phi 200l, nhằm giúp lá mau thuần thục.
Lưu ý. Nếu cơi 1 phát triển mạnh, thì cơi 2 lá sẽ ra ít, nhưng lá sẽ to, dày, cây có lực. Nếu cơi 1 yếu hoặc không ra, cơi 2 sẽ ra rất mạnh, sẽ thay toàn bộ lá mới, vì thế lá sẽ nhỏ và mỏng, lực cây yếu, ảnh hưởng rất lớn đến việc ra hoa đậu trái.
- Để cây ra hoa hiệu quả cần 3 yếu tố chính như là kiềng 3 chân.
1 là lực cây, nhựa cây. Cây tích trữ dinh dưỡng cân đối đủ lượng nhựa luyện cần thiết.
2 khô hạn, khô hạn giúp đặc nhựa để lượng C%N đạt ngưỡng cần thiết. Như bà con miền tây làm nghịch vụ ép cây ra hoa trong mùa mưa, họ dùng nhiều biện pháp kết hợp đậy bạt che gốc tạo khô hạn. Với đất miền tây là đất sét, cấp hạt mịn nên lượng thẩm thấu thấp, thì bà con làm đậy bạt như vậy đạt. Đất vùng khác là đất dạng hạt thẩm thấu cao nên áp dụng như miền tây kém hiệu quả.
3 Thời tiết, tiết bông. Khi tìm hiểu hỏi thăm nhiều nông dân miền tây thì ngày 15 và mồng 1 âm lịch là những ngày có tiết bông, trời trong và gió nhẹ thì thuận, bà con vùng Tây Ninh cũng có chung quan điểm. Nhưng hỏi sâu hỏi kỹ nguyên nhân vì sao thì thông tin mập mờ theo con nước nọ kia.. Quan điểm của tôi về tiết 15 và 30 mồng 1 là có cơ sở vì ảnh hưởng lực hấp dẫn của 2 thiên thể là mặt trăng và mặt trời. Khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là **149,6 triệu km. Mặt trăng đến trái đất là **384.400 km tuy ở rất xa nhưng lực hấp dẫn tác động không nhỏ lên trái đất, thủy triều là 1 bằng chứng. Vào những ngày 30 mồng 1 âm lịch khi mặt trời và mặt trăng nằm về 1 phía thì lực hấp dẫn mạnh nhất trong tháng, cây Sầu riêng nhú nụ mạnh hơn.
“Dân gian mình vẫn truyền miệng là chặt tre hay bắt ong đừng chặt bắt vào ngày có trăng, tre thì dễ bị mọt và mật thì ít. Nếu bạn là PN thì trăng tối , sáng, sẽ ảnh hưởng rõ hơn nhé.”
Tuy nhiên , làm bông mùa nghịch thì mới cần cầu kỳ, kỹ lưỡng, làm bông mùa thuận thì đơn giản thôi, chỉ cần làm đủ các bước phân bón gốc và lá như trên, thì cứ ngồi yên mà chờ, khi đủ các yếu tố như trên khắc sẽ ra, không cần phải xoắn lên làm gì.
Khi hoa sáng đều có độ dài 1-2 cm thì bắt đầu tiến hành tưới theo. Cần lấy thêm 1 cơi đọt trong giai đoạn này, cơi đọt này là cơi quan trọng nhất, vì nó sẽ quang hợp chuyển đổi khoáng chất thành đường nuôi trong suốt quá trình mang trái, cơi này phải sung, lá phải dày, ta tiến hành các bước sau.
1 tưới thật nhiều, 2-3 ngày / lần.
Bón 30-10-10 hoặc 20-10-10 1,5-2kg/ cây, để thúc ra đọt, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng N cao như 30.10. 10 + Atonik + Combi. Cơi đọt này cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng trái sau này.
Khi hoa có độ dài 3-4 cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các hoa ở đầu cành và sát gốc cành, chỉ chừa lại những chùm hoa ở giữa cành có khả năng mang trái, nhưng cũng tỉa thưa ra. Sau đó phun thuốc Antracol …ngừa bệnh thán thư cho hoa.
-30 ngày sau nhú nụ bón 15-15-15 1-2 kg/ cây.có thể phun bo- canxi giúp cuống chắc và thụ phấn tốt hơn.
-45 ngày sau nhú nụ phun lá 2kg MKP/ phi 200l. Giảm dần lượng nước tưới và ngưng tưới giai đoạn hoa đang nở.
Sau khi hoa nở hết 4-5 ngày tưới nhấp lại, tăng dần nhưng chỉ bằng 2/3 lượng nước ban đầu.
Qua 60 ngày thì tưới bình thường.
Xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng trái.
Khi trái to bằng trái trứng ngỗng, tiến hành tỉa trái. Tỉa bỏ bớt trái méo mó, trái trong chùm trên 3 trái, làm sao để trái rải đều không dính vào nhau là tốt nhất.
Quá trình sinh trưởng của quả có một khoảng thời gian quả lớn chậm hoặc ngừng lớn. Sau giai đoạn đậu trái là giai đoạn trái hình thành và ổn định. Đây là giai đoạn trái mới bắt đầu phân chia, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm. Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất nhiều năng lượng và các auxin, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng lân cao là rất cần thiết.
- 15 ngày sau sổ nhị. Có thể sử dụng phân NPK 20.30.20; 15.30.15. liều lượng 1-2 kg/ cây
Kế thúc quá trình phân chia tế bào là đến giai đoạn trái lớn nhanh. Do sự lớn lên của tế bào. Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ. Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, sử dụng
-35-40 ngày với giống thái, 30-35 ngày với giống ri sau sổ nhị bón NPK 15.15.15. 1,5-2,5 kg / cây.
- 60-70 ngày với giống thái, 50-55 ngày với giống ri bón NPK 15-15-15 bón 1-2 kg / cây.
Sau gia đoạn tăng trưởng là đến giai đoạn trái ổn định và chín, trái gần như không còn lớn nữa. Đây cũng là giai đoạn tích luỹ tinh bột và tạo chất lượng quả. Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng là rất quan trọng nhằm giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng kali cao, bởi vì kali đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm tăng phẩm chất trái nhờ chuyển hoá tinh bột nhanh.
- 100 ngày với thái và 70 ngày với ri bón 12.12.17+TE hoặc 11.12.18+ TE. Liều lượng 1,5-25,kg/ cây.
Lưu ý: Kali dùng trong giai đoạn mang trái bắt buộc phải dùng sulphate kali ( k2so4).
Với sầu riêng giống thái từ lúc hoa nở đến lúc trái chín tầm 130 ngày, với giống ri tầm 100 ngày. Nhưng tùy vùng và tùy năm nắng nhiều hay ít mà thời gian này chênh lệch + - 15-20 ngày. Số ngày bón phân trên là ước lượng trung bình, nếu vùng nào hoặc năm nào nắng nhiều, mưa nhiều thì mình tính % + - cho hợp lý.
Một vài lưu ý.
- Giống ri khó ra bông, ra bông ít, nhưng dễ đậu trái, giữ trái.
- Giống thái dễ ra bông nhưng khó giữ trái.
- Phụn thuốc sâu định kỳ ngừa sâu đục trái, luân phiên đổi hoạt chất + thuốc nấm để phòng trừ nấm phấn trắng, luân phiên đổi hoạt chất.
- Mùa mang trái thuận là vào mùa khô, nên cần kiểm tra nhện đỏ ăn lá, phát hiện sớm để phòng trừ.
- Với vườn có tiền sử úng trái, thối trái cần sớm dùng thuốc đặc trị để phòng.
- Giai đoạn gần thu hoạch cần kiểm tra kỹ rệp sáp, thường bị trên cành cao nên khó phát hiện, dù không ảnh hưởng đến chất lượng cơm nhưng lái sẽ dạt sang hàng sâu nấm rẻ rề.
-Để ý phun kỹ vào chum 2-3 trái vì sâu thường ẩn nấp trong đó.
-Rụng sinh lý. Do khi làm bông trái đậu quá nhiều, sinh lý cây buộc phải cho rụng bớt để giữ sức của cây.
-Sốc nước, khô hạn. Nếu ta tưới đột ngột với lượng nước lớn, hay gặp cơn mưa trái mùa khiến cây đột ngột dự nước, hoặc tưới không đủ nước thì cũng sảy ra hiện tượng rụng trái non.
-Nếu thời gian chưa đủ 55 ngày mà cây ra đọt non, thì cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi đọt mà quên nuôi trái nên trái sẽ bị rụng. Thường SR bà con bị rụng nhiều là do nguyên nhân này, có khi rụng chẳng còn trái nào luôn. Trường hợp này cần phun phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như MKP giúp lá mau thành thục, có thể phun trái phân bón canxi giúp chống rụng trái non.
- Trong mùa nắng cần để có để có thảm thực vật che phủ đất, giảm sốc nước, sốc nhiệt và cháy rễ tơ là nguyên nhân chính gây cháy lá..
Có rất nhiều cách làm, và nhiều họa sỹ nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp, vẽ rắn vẽ rồng, vẽ voi vẽ chuột đủ kiểu, mục đích ???, nhưng căn bản chung là vậy thôi. Quan trọng nhất là giữ được lá, điều được lá tất thắng. Không giữ được lá, điều được lá tất bại.

No comments

Powered by Blogger.